Thông tin về phòng chống thiên tai tại Toyama
HOME

I Tìm hiểu về các thiên tai, thảm họa

Bão gió lũ lụt

Mưa lớn tập trung năm 2008 (Thành phốNanto)Mưa lớn tập trung năm 2008
(Thành phố Nanto)

Những năm gần đây, do ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu, các thiệt hại do mưa lớn thường xuyên xảy ra trên phạm vi toàn quốc. Tại tỉnh Toyama, do có nhiều sông ngòi chảy xiết, nên cần đặc biệt lưu ý đến ngập lụt và sạt lở đất do mưa lớn gây ra. Ngoài ra, tình trạng ngập úng trên địa bàn thành phố cũng diễn ra phổ biến.

Mưa lớn tập trung

Sông vừa và nhỏ rất nguy hiểm

Mưa lớn cục bộ là lượng mưa lớn rơi xuống trong khoảng thời gian ngắn trên phạm vi giới hạn, nên khó dự đoán trước được khu vực xảy ra, thời gian xuất hiện và lượng mưa cụ thể. Ngoài ra, các sông vừa và nhỏ có diện tích lưu vực nhỏ, chiều dài sông ngắn, nên nếu mưa lớn cục bộ xảy ra, sẽ làm cho mực nước trên sông tăng lên nhanh chóng, thậm chí tràn bờ.

Sạt lở đất xảy ra

Mưa lớn tập trung và kéo dài khiến cho nền đất bị yếu đi, dễ xảy ra hiện tượng sạt lở đất như đất chuồi, đất trượt... Ở các khu vực miền núi tỉnh Toyama, có cả trường hợp nhà cửa bị sập do sạt lở đất, hoặc các ngôi làng bị cô lập do giao thông bị gián đoạn.

Thu thập thông tin khí tượng

Kiểm tra thông tin thời tiết và thông tin mực nước do đài khí tượng thủy văn và tỉnh Toyama thông báo trên TV, đài phát thanh và Internet, hãy ngăn chặn thiệt hại bằng cách thực hiện các biện pháp thích hợp.

★Kiểm tra thông tin thời tiết bằng điện thoại
Thông qua [Trang web phòng chống thiên tai Toyama] phiên bản điện thoại
http://www.bousai.pref.toyama.jp
Hoặc [Thông tin sông ngòi - Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản]
http://i.river.go.jp/

Nhận biết các hiện tượng báo trước và sơ tán thôi nào!

Sạt lở đất đá
Sạt lở đất đá
  • Vết nứt trên vách đá nhìn thấy được bằng mắt thường
  • Nước phun trào ra từ vách đá
  • Những viên đá nhỏ rơi rải rác từ vách đá
Đất chuồi
Đất chuồi
  • Tiếng núi vang ầm ầm
  • Nước sông bỗng trở nên đục ngầu và có gỗ trôi dạt trên dòng chảy.
  • Mưa vẫn tiếp tục, nhưng mực nước sông lại giảm xuống
Đất trượt
Đất trượt
  • Nước ở đầm, khe và giếng đục ngầu
  • Mặt đất bị nứt
  • Nước phun chảy ra từ sườn dốc
  • Xuất hiện vết nứt trong nhà hoặc tường chắn
Những điều cần lưu ý khi sơ tán

Khi có khả năng cao xảy ra thiên tai, chính quyền địa phương sẽ phát ra thông báo sơ tán. Mức báo động 3 là người cao tuổi sơ tán, mức báo động 4 là toàn dân sơ tán. Hãy lưu ý thông tin trên TV, đài phát thanh, trang chủ chính thức, và loa phát thanh của địa phương.

動(うご)きやすい  服(ふく)で
Mặc quần áo dễ di chuyển
  • Hãy đội mũ bảo hiểm hoặc mũ bảo hộ khi gió mạnh
  • Mang theo lượng hành lý tối thiểu trên lưng, để hai tay không bị vướng
  • Chọn loại giày chắc chắn và có đế dày (Không nên đi dép xăng đan và ủng vì rất nguy hiểm)
  • Về nguyên tắc là nên đi bộ
一人(ひとり)で 逃(に)げない
Tránh hành động đơn lẻ
  • Sơ tán cùng người thân
  • Cùng nhau giúp người già và người tàn tật sơ tán
  • Vừa đi bộ đến nơi trú ẩn được chỉ định, vừa hỏi thăm hàng xóm, giúp đỡ lẫn nhau
Khi đi qua khu vực ngập úng
Khi đi qua khu vực ngập úng
  • Nếu độ sâu của con đường bị ngập úng vượt quá 50 cm, không cần phải cố băng qua để đến nơi trú ẩn
  • Khi dòng nước chảy xiết, rất khó có thể đi lại ngay cả khi độ sâu mực nước chỉ 20cm
  • Cần phải cẩn thận ngay cả khi mực nước ngập úng chỉ có 10cm nếu có khả năng bị rơi, ngã vào mương dẫn nước...
  • Trong trường hợp gặp khó khăn trong việc di chuyển đến nơi trú ẩn, tuyệt đối không nên cố, mà hãy sơ tán khẩn cấp lên tầng hai nhà mình hoặc tòa nhà gần đó.


Bão

img_ooame_01.jpg

Nếu bão đổ bộ, hãy lưu ý các thông tin về bão của Cơ quan Khí tượng để nắm được đường đi và sức gió tối đa của bão.
Trên đường đi, bạn có thể gặp nguy hiểm như các tấm biển bay đến hoặc cây ven đường bị đổ. Hãy trú ẩn trong các tòa nhà gần đó. Nếu đang ở trong nhà, hãy đóng cửa che mưa, kéo cửa chớp và hạn chế ra ngoài.