Thông tin về phòng chống thiên tai tại Toyama
HOME

I Tìm hiểu về các thiên tai, thảm họa

Những thiên tai chỉ có ở Toyama

Sóng lượn ven Toyama (Yori mawari nami)

Sóng lượn ven Toyama (Yori mawari nami)Sóng lượn ven Toyama tháng 2 năm 2008 (Thị trấn Nyuzen)

Ở Vịnh Toyama thường xuất hiện và chịu thiệt hại bởi một loại sóng lớn chỉ có ở tỉnh này được gọi là "Yori mawari nami". Sóng có thể ập đến đột ngột kể cả khi gió ngừng thổi nên hãy cẩn thận. Nếu có khuyến cáo sơ tán được phát đi thì hãy sơ tán ngay lập tức.

Cơ chế xuất hiện và điểm lưu ý

Loại sóng này chủ yếu xuất hiện vào mùa đông, khi áp thấp phát triển và dừng lại trên vùng biển phía Bắc của Nhật Bản, sóng cao được hình thành trên biển phía tây của Hokkaido, rồi dạt liên hồi vào bờ đi dọc theo Biển Nhật Bản về phía nam đến Vịnh Toyama. Độ sâu nước biển tại Vịnh Toyama đột ngột thay đổi trở nên nông hơn, sóng biển dâng cao rồi ập đến bờ biển.

Những cơ sở chịu thiệt hại
Thông tin camera giám sát bờ biển

Tỉnh Toyama và Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản đang đặt camera theo dõi bờ biển để nắm được tình hình ở bờ biển.

Camera theo dõi sông ngòi và bờ biển tỉnh Toyama
http://kawa.pref.tpyama.jp/camera
Hệ thống Phòng chống thiên tai Văn phòng sông ngòi Kurobe (Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch)
http://www.hrr.mlit.go.jp/kurobe/bousai/



Tuyết rơi dày

Tuyết rơi dàyTuyết rơi dày năm 1981
Tuyết rơi dày tích tụ cao hơn cả chiều cao cơ thể, cụ thể tại thành phố Toyama là 160cm, tại làng Toga thành phố Nanto là 430cm.

Tại tỉnh Toyama, khi áp suất không khí mùa đông có sự phân bổ phía tây cao và phía đông thấp rõ rệt thì cần phải cảnh giác với tuyết rơi dày. Ngoài ra, cũng nên hết sức lưu ý về sự cố, tai nạn trong quá trình dọn tuyết.

Những điều cần lưu ý khi dọn tuyết

  • Khi dọn tuyết, hãy thực hiện đồng thời trên toàn bộ khu vực & vùng lân cận, và đảm bảo các biện pháp chống trượt ngã.
  • Để ngăn sự ngập lụt từ kênh mương, hãy quy định thời gian và dọn tuyết bắt đầu từ hạ lưu.
  • Khi dọn tuyết trên mái nhà, hãy nhớ sử dụng dây cứu sinh để chống trơn trượt, đồng thời báo cho gia đình hoặc hàng xóm, tránh làm việc một mình. Vào những ngày ấm hoặc sau khi mưa thì mái nhà dễ trơn trượt, nên cần hết sức lưu ý.
  • Hãy nhớ tắt động cơ khi dọn tuyết đọng trên máy dọn tuyết.


Hỏa hoạn do hiện tượng phơn

Tỉnh Toyama có hiện tượng gió phơn chủ yếu vào mùa xuân và mùa thu. Tuy tỉnh Toyama là nơi có tỷ lệ hỏa hoạn thấp nhất cả nước, nhưng tại thời điểm có gió phơn cũng đừng quên bài học từ các vụ cháy trong quá khứ và cần phải hết sức lưu ý.

Cơ chế hoạt động của hiện tượng phơn

Hiện tượng phơn là hiện tượng không khí ẩm khi vượt qua núi sẽ trở nên khô và nóng, sau đó thổi xuống núi. Do hiện tượng phơn mà nhiệt độ không khí tăng cao và trở nên khô nên dễ xảy ra cháy rừng, tuyết lở và lũ do tuyết tan.

Cơ chế hoạt động của hiện tượng phơn
Cơ chế hoạt động của hiện tượng phơn


Thiết bị báo cháy trong nhà là gì?
Thiết bị báo cháy trong nhà là gì?
Là thiết bị báo cháy có thể tự động nhận biết khói và nhiệt, sau đó phát ra tiếng báo động. Có thể mua thiết bị này tại các siêu thị (VD: Home center). Để có thể thoát thân kịp thời, bảo vệ tính mạng con người, toàn bộ nhà ở đều có nghĩa vụ phải lắp đặt thiết bị báo cháy trong nhà.